Sau đây là 7 phương pháp đúng để làm cho việc này ít gây đau đớn:
 
1. Tìm một vị trí thoải mái trên ngón tay của bạn để lấy máu.
 
Một số người khi lấy máu ở vị trí giữa của ngón tay thì thường bị đau đớn hơn những người khác. Họ thực sự cảm thấy rất đau và không muốn kiểm tra một lần nữa. Chính vì lý do đó mà chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm để tìm một vị trí thích hợp hơn. Có thể đó là vị trí bên cạnh của ngón tay hoặc một ngón tay bị chai sần sẽ giảm những dấu hiệu đau và thoải mái hơn.
 
2. Tránh chích trực tiếp vào đầu ngón tay.
 
 
Đầu ngón tay là một phần đặc biệt nhạy cảm vì tập trung nhiều dây thần kinh. Nếu bạn chích vào đó thì vết thương sẽ lâu lành và có thể gây đau cho những lần thử máu sau.
Ông Nadine Uplinge, giám đốc của viện tiểu đường Gutman tại Albert Einstein ( Philadelphia) cho biết: “ Một điều cần làm là véo hoặc đặt áp lực vào nơi chuẩn bị lấy máu, như thế sẽ giảm thiểu cơn đau một cách tối đa.”
 
3. Không sử dụng rượu để khử trùng ngón tay của bạn.
 
Vì rượu có tính ăn mòn, nồng độ cồn cao nên sẽ làm khô da, có xu hướng gây ra vết nứt và đau đớn khi thử xong. 
Thay vào đó, hãy rửa ngón tay của bạn bằng nước ấm. Nước ấm sẽ làm mềm da và dịu cơn đau.
 
4. Thay đổi các ngón tay mà bạn lấy máu để thử đường huyết.
 
Nếu phải lấy máu thường xuyên thì bạn nên chọn một cách đánh dấu cho dễ nhớ, để luôn đảm bảo rằng bạn không sử dụng một ngón tay cho nhiều lần thử máu.
Nếu ngón tay của bạn bị đau, bạn không nên sử dụng nó để lấy máu cho đến khi nó lành.
 
5. Không sử dụng lại kim chích máu.
 
Nên sử dụng một lưỡi chích mới ở mỗi lần bạn kiểm tra đường huyết. Thật là ngớ ngẩn nếu bạn sử dụng nó cho nhiều lần thử nghiệm, điều đó chắc chắn sẽ gây đau đớn và có thể bị nhiễm trùng.
 
6. Cố gắng không ép máu từ đầu ngón tay. 
 
Nếu bạn đã chích ngón tay mà vẫn không đủ máu để làm xét nghiệm thì không nên siết chặt ngón tay của bạn cho máu chảy ra. Như thế sẽ làm tổn thương các mô và dây thần kinh ở đầu ngón tay.
Tốt nhất là bạn nên để xuôi tay xuống để máu có thời gian chảy từ từ.
 
7. Tìm một số loại máy đo đường huyết có tính năng đặc biệt.
 
Như các loại máy cần một lượng máu nhỏ hơn hoặc máy đo đường huyết đeo tay.
Loại máy đo đường huyết cổ tay thướng gọi là GlucoWatch, có thiết kế cho phép bạn không cần phải lấy máu. Nó như một chiếc đồng hồ bình thường và không gây đau cho bạn. Tuy nhiên nó rất hiếm và khó tìm mua.